Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

HOA THIÊN LÝ CÓ NHỮNG BỆNH GÌ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH THẾ NÀO?

Hoa Thiên Lý là món ăn được ưa thích của nhiều người. Nó góp phần tạo ra món ăn sạch trong bữa ăn trong gia đình. Nếu như giống cây này biết cách chăm sóc tốt có thể thu hoạch liên tục trong 3 đến 4 năm. Nhưng Hoa Thiên Lý khi trồng có thể gặp những bệnh nào và cách phòng bệnh ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!


Cây Giống Hoa Thiên Lý

Thông thường, Cây Hoa Thiên Lý ít bị sâu bệnh hơn những loại cây khác. Nhưng điều này không có nghĩa là không có. Sau đây là một số bệnh phổ biến và cách phòng trị:

Bệnh Bọ Trĩ

Cây Hoa Thiên Lý thường bị Bọ Trĩ (Rầy Mềm) tấn công trên hoa và những đọt non. Chúng sẽ hút lấy làm cho phần đọt non kém phát triển, co rúm, hoa đèo đẹt, ít hoa. Bệnh này thường gặp nhất vào mùa nắng nóng.

Lúc này bà con cần phải theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện sớm khi ở mật độ thấp.


Bệnh Bọ Trĩ hại Cây Hoa Thiên Lý

Cách phòng trị:

Một số loại thuốc vi sinh được sử dụng trong trường hợp này gồm có Biocin 16 WP, Vi- BT 16000WP… Thuốc gốc thảo mộc Vineem, dầu khoáng SK Enspray.

Ngoài ra, cũng có thể dùng bẫy màu vàng để thu hút, tiêu diệt Bọ Trĩ. Cách này giúp rau xanh đảm bảo.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo thêm: khi dùng thuốc trên Hoa Thiên Lý cần phải vô cùng thận trọng. Cần phải tránh các loại thuốc có độ độc cao, lưu tồn lâu. Vì Cây Thiên Lý thường ra hoa liên tục.

Khi bị bệnh, thì tùy từng giai đoạn có cách xử lý khác nhau. Khi cây thiên lý còn nhỏ, chưa ra hoa thì dùng thuốc vi sinh hay thuốc diệt Rầy. Đến khi Cây Thiên Lý cho hoa thì dùng bẫy màu để diệt. Lúc đó, vừa hạn chế được bệnh, lại không ảnh hưởng đến việc thu hoạch hoa.

Nếu gặp trường hợp sâu bệnh quá nhiều, thì cần phải dùng thuốc đặc trị để diệt bệnh tận gốc. Khi đó, không được dùng hoa để làm đồ ăn, bán ra thị trường để tránh dư lượng thuốc. Khi vực phun thuốc phải có khoảng cách với khu khác, để tránh lây thuốc ra vùng dừng đặc trị. Đồng thời, cần để thời gian để thuốc giảm dư lượng mới thu hoạch hoa trở lại. Thông thường cần phải dừng đến 36- 45 ngày mới an toàn cho người dùng.

Cách trị Bệnh Rầy Mềm và Bọ Xít tốt nhất cho Hoa Thiên Lý là phòng bệnh. Nhà vườn khi chăm cần chú ý các loại sâu bệnh để kiểm soát.

Bệnh Thối Rễ do Nấm

Bệnh Thối Rễ thường do 2 loại Nấm gây ra là Nấm Pythium hoặc Nấm Phytophthora gây ra. Lúc này phần rễ cây sẽ bị hư thối gây héo thậm chí là chết cây, nếu không kịp thời phát hiện điều trị.

Cách phòng trị:

Để phòng và trị bệnh cần sử dụng thuốc Ridomil Gold, VibenC 50 BTN, Vimancoz 80 BTN, Mexyl MZ 72 WP hay chế phẩm sinh học Trico tưới vào đất. Nhưng trong quá trình sử dụng chế phẩm sẽ phải sử dụng thêm phân hữu cơ hoai mục để bón lót.

Bệnh Nấm Bồ Hóng

Bệnh Nấm này thường do Rệp Bông, Rệp Sáp, Rệp Muội chích hút tiết dịch mật tạo điều kiện cho Nấm Bồ Hóng phát sinh. Biểu hiện là tại vị trí bệnh có những mảng màu đen như muội than, bồ hóng. Nấm Bồ Hóng làm giảm chất lượng và năng suất của cây


Bệnh Nấm Bồ Hóng gây hại cho Cây Hoa Thiên Lý

Cách phòng trị:

Cách phòng bệnh tự nhiên là nhà vườn cần phải thường xuyên cắt tỉa, loại bớt những lá già và lá ở các chỗ dây leo. Cần làm Giàn Hoa Thiên Lý thông thoáng, tránh để chúng chồng lên nhau rậm rạp mà sinh bệnh.

Dùng chế phẩm sinh học phun phòng định kỳ là cách trị bệnh cấp cao hơn. Nhà vườn dùng loại này cũng hạn chế các loại sâu bệnh nói chung và bệnh nấm nói riêng.

Dùng thuốc gốc thảo mộc Vineem, dầu khoáng SK Enspray để trị Rệp. Thuốc thảo mộc này cũng có tác dụng trong việc giúp cây ra hoa nhiều, không để gốc bị úng nước.

Trên đây là một số bệnh và cách phòng bệnh ở Cây Hoa Thiên Lý. Hy vọng Bà con đã biết cách chăm sóc giống cây này hiệu quả để đạt được năng suất cao.